Saohot.vn – Cuộc hôn nhân của bạn đang gặp trục trặc và căng thẳng xung quanh vấn đề tiền bạc? Bạn không hề đơn độc.

Theo một cuộc khảo sát của Ngân hàng SunTrust được thực hiện trực tuyến bởi Harris Poll, 35% cho rằng những căng thẳng mà họ gặp phải trong các mối quan hệ của họ là do vấn đề tài chính. Thông thường, xung đột tài chính của nhiều cặp vợ chồng là nợ nần.

Nợ nần có thể khiến bạn không thể tận hưởng cuộc sống như một cặp vợ chồng. Hơn thế nữa, điều này có thể khiến bạn bị trì hoãn trong việc đạt được các mục tiêu khác nhau. Trên thực tế, những nghiên cứu gần đây từ National Debt Relief báo cáo rằng 38% các cặp đôi bỏ lỡ những buổi hẹn hò, đi du lịch cùng nhau khi mắc nợ.

Nhiều người hoãn kết hôn vì không muốn gánh nợ cho bạn đời, 54% khẳng định nợ là lý do chính để cân nhắc chuyện ly hôn - Ảnh 1.

Theo nghiên cứu này, mọi người có cảm giác tiêu cực mạnh mẽ về nợ nần, đến nỗi cứ 5 người Mỹ thì có 3 người đã cân nhắc việc tạm hoãn hôn nhân để tránh phải gánh món nợ của bạn đời. Và hơn thế nữa là 54% số người được hỏi tin rằng việc bạn đời mắc nợ là lý do chính để cân nhắc ly hôn.

“Nợ có thể gây ra xung đột và xích mích trong một mối quan hệ, nhưng lý do chính là do cách giao tiếp và cách mỗi người nhìn nhận khoản nợ của họ.” Tiến sĩ Regine Muradian, nhà tâm lý học và Thành viên Hội đồng Quản lý Sức khỏe Tài chính Giảm nợ Quốc gia chia sẻ. 

Dưới đây là cách nợ nần có thể ảnh hưởng đến cuộc hôn nhân của bạn.

1. Bất đồng về cách tiêu tiền

Các khoản nợ lớn có thể dẫn đến việc vợ chồng bất đồng về cách chi tiêu. Chẳng hạn, người bạn đời muốn dành hết nguồn lực xoá nợ, trong khi bạn muốn chia khoản tiền đó để đầu tư chứng khoán đồng thời trả nợ. Những mục tiêu khác nhau về nợ, ngân sách và chi tiêu có thể khiến các cặp đôi tranh cãi, cảm giác bế tắc khi không thể kiểm soát sử dụng tiền như cách họ muốn.

Và những bất đồng này có thể kéo dài nếu các khoản phí lãi suất cao khiến bạn có cảm giác như thể bản thân sẽ không bao giờ trả hết nợ. Mặt khác, nếu không có thêm nợ, bạn có thể dành nhiều tiền hơn cho các mục tiêu khác, như tiết kiệm mua nhà, đầu tư hoặc cùng nhau đi nghỉ nhiều hơn mỗi năm.

Nhiều người hoãn kết hôn vì không muốn gánh nợ cho bạn đời, 54% khẳng định nợ là lý do chính để cân nhắc chuyện ly hôn - Ảnh 2.

2. Không trung thực trong tài chính và giữ bí mật về chi tiêu

Không trung thực về tài chính là khi vợ chồng bạn cố tình không nói những sự thật liên quan đến tiền bạc. Một cuộc khảo sát từ US News & World Report cho thấy những lời nói dối liên quan đến tiền bạc xuất hiện nhiều nhất trong các mối quan hệ là bí mật mua sắm (31,4%), giấu nợ (28,7%) và không trung thực về thu nhập (22,6%).

Những người thường xuyên căng thẳng với khoản nợ lãi suất cao có xu hướng giấu bất kỳ khoản nợ bổ sung nào – hoặc nói dối về số dư nợ thực sự của họ – để tránh xấu hổ và giảm bớt một số căng thẳng cho người bạn đời của mình. Trên thực tế, cuộc khảo sát Tình yêu và Tiền bạc năm 2019 của TD Bank cho thấy 43% người được hỏi che giấu khoản nợ thẻ tín dụng với vợ/ chồng.

Hơn nữa, những khoản nợ có thể khiến một hoặc cả vợ và chồng cảm thấy cần phải che giấu một số khoản chi tiêu. Chẳng hạn như những lần la cà cà phê cùng bạn hoặc, hoặc các khoản mua sắm cho mong muốn của bản thân – để tránh khiến vợ/ chồng thất vọng.

3. Cảm giác xấu hổ khi mắc nợ

Có một số ý kiến cho rằng nợ có thể là một động lực mạnh mẽ để giúp bạn đạt được mục tiêu tài chính. Song phần lớn mọi người có xu hướng cảm thấy xấu hổ hoặc tự ti khi mang nợ. Một cuộc khảo sát của NerdWallet cho thấy 87% người được hỏi sẽ cảm thấy xấu hổ khi mắc nợ thẻ tín dụng.

Có nhiều lý do cho việc này. Đối với một người, nợ đã trở nên gắn liền với hình ảnh bội chi và thiếu trách nhiệm tài chính cá nhân. Ngoài ra, số tiền nợ cao có thể dẫn đến cảm giác bị cô lập. Theo Viện Phá sản Hoa Kỳ, những người mang nợ có thể tránh tiếp xúc với bạn bè hoặc gia đình vì họ cảm thấy như bản thân không đủ nguồn lực tài chính để đi chơi hay tham gia một hoạt động nào đó.

Nhiều người hoãn kết hôn vì không muốn gánh nợ cho bạn đời, 54% khẳng định nợ là lý do chính để cân nhắc chuyện ly hôn - Ảnh 3.

Các cặp vợ chồng mắc nợ cũng có thể cảm thấy bị cô lập với bạn bè và các thành viên trong gia đình nếu số nợ cao buộc họ phải hạn chế chi tiêu hơn. Cuối cùng, điều này có thể dẫn đến một hoặc cả hai người cảm thấy tuyệt vọng, chán nản và thậm chí như thể họ đang đơn độc trong cuộc hành trình này.

Tiến sĩ Muradian giải thích: “Nợ có thể tác động trực tiếp đến một người, đặc biệt gây ra những cảm giác giống như trầm cảm, chẳng hạn như tự ti, cảm giác vô vọng và xấu hổ. Nếu không có các cuộc nói chuyện về những vấn đề này, hôn nhân của họ sẽ bị ảnh hưởng.”

https://kenh14.vn/nhieu-nguoi-hoan-ket-hon-vi-khong-muon-ganh-no-cho-ban-doi-54-khang-dinh-no-la-ly-do-chinh-de-can-nhac-chuyen-ly-hon-20220411160823926.chn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây